CCU – Bí Ẩn Sau Những Con Số
CCU là số liệu cơ bản của một game, chỉ cần bạn là 1 gamer thường xuyên đọc bài trên các trang tin thì không dưới 1 lần nghe các NPH khoe khoang về CCU như: “Steam đạt 7 triệu CCU; Kiếm Thế 166.000 CCU; Gunny đạt 169.000 CCU…”. Vậy CCU là gì và ý nghĩa CCU với người làm vận hành như thế nào?
Giải nghĩa
CCU (Concurrent User): Số lượng người dùng online đồng thời tại 1 thời điểm.
2 số liệu liên quan khác là ACU và PCU. (Xem thêm)
Ý nghĩa
Với báo chí: CCU hay PCU là con số mang tính chất “khoe khoang” nhiều hơn.
Với lãnh đạo:CCU là con số đơn giản nhất để thể hiện tình huống của game tốt hay xấu.
Với người vận hành: CCU là biểu đồ, mà từ đó chúng ta có thể tìm hiểu được những thói quen của khách hàng.
Điều này có vẻ như điên rồ, nhưng thực tế, việc theo dõi CCU để từ đó bới móc ra những tin tức về thói quen, phân khúc khách hàng là một đề công việc thú vị, trong bài viết này, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đọc CCU.
Phân tích 1
Từ đường cong CCU ngày thường nhận thấy đồ thị với 2 đỉnh núi vào thời gian 12:00 và 21:00, nhưng với ngày tết Trung Thu, CCU lên đỉnh vào lúc 12:00 và không hề tăng lên lại vào 21:00.
Với dân văn phòng, Trung Thu không phải ngày nghỉ hoặc quá mức trọng đại, nhưng đồ thị tăng mạnh từ khoảng thời gian 9:00 – 12:00 có thể suy luận đây là nhóm học sinh, sinh viên lợi dụng khoảng thời gian văn nghệ vào ngày này để vui chơi ngoài tiệm net.
Khoảng thời gian từ 14:00 trở đi, đồ thị giảm xuống dần và không tăng (hoặc tăng chút ít và khoảng 21:00) thêm sau đó. Dĩ nhiên đây là điều ai cũng hiểu được vì cung giờ này, hầu hết già trẻ đều kéo nhau ra đường hoặc vào nhà nghỉ.
Rõ ràng là, nếu muốn tổ chức event cho ngày tết Trung Thu, chúng ta hạn chế tổ chức vào cung giờ 18:00-23:59.
Phân tích 2
Vào ngày bình thường, tổ chức 1 hoạt động x2 EXP và quan sát biểu đồ, lúc này chúng ta nhận thấy biểu đồ như trong hình:
Cả 2 ngày này học sinh đều phải đến trường, biểu đồ từ 00:00 – 11:00 của 2 ngày có sự chênh lệch thấp, chênh lệch cao nhất từ 11h-14h và sau đó biểu đồ gần như lại xếp chồng lên nhau.
Từ mức chênh lệch này, chúng ta có thể nhìn thấy tỷ lệ khách hàng lứa tuổi học sinh và sinh viên. Nếu tỷ lệ này lớn, chúng ta dựa theo đó thay đổi thời gian event để phù hợp với nhóm khách hàng của mình, lưu ý những thời điểm nhóm khách hàng này “rủng rỉnh” để kịp thời xây dựng hoạt động.
Phân tích 3
Thường xuyên nhìn CCU, phát hiện ra rằng cuối tuần hoặc ngày lễ tết, CCU thường thấp hơn ngày thường. Do nhóm đối tượng người đi làm và dân văn phòng thường muốn dành thời gian để tụ họp, đi chơi, ăn nhậu…thay vì ngồi nhà chơi game.
Như vậy, nếu tổ chức những event cày kéo đua tranh vất vả vào những ngày cuối tuần hoặc lễ tết thường lại không tốt. Thay vào đó, có thể mở những event đơn giản, quà tặng hoặc bán một số đạo cụ ưu đãi. Để làm sao đảm bảo cho người chơi không phải chịu áp lực quá cao.
Đây chỉ là một vài trong rất nhiều những ý nghĩa ẩn sau con số CCU. Thói quen xem CCU không phải thừa thãi, đặc biệt đối với giai đoạn đầu và giai đoạn ổn định của game.
Vận hành game và khách hàng là 2 dao động khác nhau, dựa theo dao động thói quen của khách hàng để điều chỉnh nhịp độ của game, từ đó cả 2 cùng thỏa mãn là mục đích mà người làm vận hành hướng tới.
_Tùng Jun
CCU – Bí Ẩn Sau Những Con Số
Reviewed by Tùng Jun
on
9:05 AM
Rating:
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteCòn rất nhiều số liệu khác, nếu bạn có thể viết lên để anh em khác học hỏi được không bạn ơi!
ReplyDeleteMình thì đang kẹt ở chỗ về tư duy số liệu.
Ví dụ:
- Mình có 1 thành phố với 3 triệu dân.
- Mỗi cư dân trung bình 1 ngày tiêu tốn 5.000 VNĐ
Với 2 số này, bạn bày tư duy cho mình với
Mình không phải phân tích sư và cũng không dám bàn về những thứ mình không nắm chắc.
DeleteNếu ví dụ của bạn đưa ra muốn nói đến MAU và ARPU thì chúng ta có lẽ có thể trao đổi nhiều hơn.
Mình nghĩ rằng xem số liệu để Biết Tình Huống Hiện Tại, dựa trên sự biến động của số liệu để Dự Đoán Xu Hướng Tương Lai, dự đoán nguyên nhân và lên kế hoạch cho phù hợp.